22 C
Vietnam
Chủ Nhật, Tháng Chín 8, 2024

Thịt đông: món ăn miền Bắc không thể thiếu vào ngày lạnh

Có Thể Bạn Quan Tâm

Thịt đông vốn dĩ đã là một món ăn khá phổ biến và đặc trưng tại miền Bắc Việt Nam vào những ngày mùa đông lạnh giá. Nguyên liệu chủ yếu được làm từ thịt lợn, nhưng người ta nói chủ yếu có thể dùng thịt chân giò. Đây là món ăn nguội, lạnh nhưng khi ăn với cơm nóng sẽ có cảm giác mát mát ở đầu lưỡi.

Thịt đông – Món ăn đặc trưng ngày giá rét

Chân giò nấu đông vốn là món ăn làm sẵn trước để có thể dành ăn dần, thường xuất hiện trong ngày Tết nguyên đán, vì độ ngon của nó, cũng như một phần là vì sự tiện lợi, nấu một lần, có thể ăn được nhiều lần mà không quan tâm việc hâm đi hâm lại.

Giữa một tiết trời se se lạnh, có một đĩa thịt đông ăn kèm cùng với cơm nóng thì còn gì bằng nữa. Nhưng cái tên được nhắc đến sẽ khiến người ta e ngại hơn nhất là cho người miền Nam vì có thể sẽ rất khó chế biến và khó hợp khẩu vị. Tuy nhiên, đây là một món ăn có công thức vô cùng đơn giản và hơn nữa là rất rất ngon.

Giống như là giò thủ, món ăn ưa thích của người miền Nam vào những dịp lễ Tết. thịt đông chiếm một phần quan trọng trong mâm cỗ mà khi đến với gia đình nào vào dịp này, người ta cũng bắt gặp đĩa thịt đông trong veo trông rất bắt mắt và khiến người ta trở nên thích thú và muốn thưởng thức ngay lập tức. 

Thịt đông- đậm vị mùa xuân se lạnh của miền Bắc Việt Nam 
Thịt đông- đậm vị mùa xuân se lạnh của miền Bắc Việt Nam

Các loại thịt đông phổ biến nhất tại Bắc Bộ 

Thịt đông được chia thành nhiều loại khác nhau nhưng chủ yếu người ta làm mới chúng bằng việc thay đổi các nguyên liệu chính. Ví dụ như thay thịt lợn thành thịt ngan hay thịt gà. Mỗi loại sẽ mang hương vị khác nhau nhưng nhìn chung vẫn mang được nét đặc trưng riêng của món mà người dân Bắc bộ hay thưởng thức.

Thịt đông chân giò

Nguyên liệu chính thức quyết định hương vị của phần thịt đông này chính là chân giò, người ta nói loại này giữ nguyên vị truyền thống từ đời xưa tới nay nhất. 

Tưởng tượng giữa tiết trời se se lạnh của Hà Nội, ngồi quay quần cùng nhau thưởng thức món dưa cải chua kèm với cơm trắng nóng hổi trên thìa là một miếng thịt đông thơm nức mũi thì có xa xứ cách mấy cũng mường tượng được quê nhà. 

Thịt đông gà

Người ta chọn thịt gà tươi ngon, với lớp da gà vàng ươm trông rất bắt mắt làm nguyên liệu chính cho đĩa thịt đông này. Ai nói duy nhất có chân giò mới là ngon, xin thưa gà cũng không kém cạnh phần nào đâu nhé! 

Màu sắc của phần thịt đông này được ví von như loài hoa bảy sắc vì nó là hỗn hợp những nguyên liệu tươi ngon và đa dạng nhất. Như sắc vốn có của củ cà rốt, nâu của nấm hương, mộc nhĩ hay vàng của thịt gà, xanh của rau hẹ.  Tất cả hòa quyện làm món ăn trở nên thu hút người nhìn, làm lòng ai cũng xao xuyến hết cả.

Thịt đông ngan

Hơi khó thấy người Hà Nội chọn ngan làm thịt đông nhưng không có nghĩa là sẽ không có. Thịt gan dai sừng sực, hòa tan làm tê tái đầu lưỡi, kết hợp các hương vị tươi ngon mà một phần thịt nên có. Tất cả hòa trộn tạo nên một ấn phẩm mang hương vị mới, mang đến cho người thưởng thức cảm giác tò mò và hơn hết là rất hết mình hòa quyện vào món ăn thịt đông .

Từ nguyên liệu khác nhau, làm nên thịt đông đa màu sắc 
Từ nguyên liệu khác nhau, làm nên thịt đông đa màu sắc

Hướng dẫn cách nấu thịt đông chân giò truyền thống 

Món ăn với không quá nhiều nguyên liệu cầu kỳ, được biến tấu thành các phần khác nhau, mỗi phần mỗi vị khác nhau nhưng vẫn giữ được hương vị truyền thống nhất của thịt đông Hà Nội. Sau đây là những bước quan trọng làm nên thương hiệu món ăn truyền thống số 1 đất Bắc.  

Nguyên liệu vốn có

Chuẩn bị nguyên liệu vừa đủ để chế biến phần thịt mà cả gia đình có thể dùng trong những ngày còn lại. Đây sẽ là phần nguyên liệu tham khảo để chế biến dành cho 2-3 người ăn hoặc có thể hơn thế nữa còn phụ thuộc vào mức ăn của từng người trong gia đình.

Cùng thêm vào giỏ hàng của mình những món sau đây: 300g thịt chân giò rút xương, 400g tai heo đã được cạo lông sẵn, 50g nấm hương, 50g mộc nhĩ, 50g bắp hạt (tùy ý mỗi người), 100g cà rốt, 2-3 củ hành tím, 1 nhánh gừng nhỏ, hành lá, ngò rí, ớt, tỏi băm, dầu ăn và các gia vị nêm nếm khác đã có sẵn tại gian bếp của mọi nhà.

Sơ chế các nguyên liệu chuẩn bị từ trước

Bước đầu tiên và cũng là quan trọng nhất đó là cạo lông lại một lần nữa chân giò và tai heo lựa chọn từ trước, lưu ý phải rửa thật sạch rồi để cho khô ráo. Đun một nồi nước rồi cho hành tím đã lột vỏ và gừng cắt lát cho vào nồi nước đang đun sôi trước cho nước dùng đậm vị.

Chần thịt sao cho đúng cách

Khi nước trong nồi đã được đun sôi thì cho thịt và tai heo vào chần trong vòng khoảng từ 5 phút đến 7 phút. Sau đó thì vớt ra ngâm vào tô nước đá lạnh chuẩn bị sẵn từ trước đó, người ta quan niệm bỏ thịt vào nước lạnh sẽ giúp thịt giòn dai và trắng hơn bình thường.  Sau đó thì thái thịt thành các khúc nhỏ, tai heo thì thành sợi

Cho thịt đã thái trước đó vào tô lớn và tiến hành bước ướp thịt với 1 muỗng đường, 1 muỗng hạt nêm, 1 muỗng bột ngọt, ½ muỗng muối, 1 muỗng tiêu cho thơm và cuối cùng là trộn đều hỗn hợp lên, ướp trong khoảng thời gian 30-35 phút là vừa ngon.

Xào mộc nhĩ, nấm hương

Có thể chọn ngâm nấm hương và mộc nhĩ với nước ấm trong khoảng từ 20-30 phút tùy thích miễn sao chúng nở ra, và sau đó là rửa sạch. Mộc nhĩ thì thái sợi, nấm hương thì phải cắt bỏ chân và xẻ thành chữ thập lên trên bề mặt cho đẹp và thú vị hình hài món ăn hơn. Lưu ý không nên thái sợi quá nhỏ sẽ làm mất đi độ giòn.

Bắt chảo lên sao cho nóng vừa phải và bỏ tỏi đã băm sẵn vào để ngậy mùi thơm, đổ tất cả mộc nhĩ đã chế biến vào xào xơ đến khi cảm thấy nấm đã chín và vẫn giữ độ giòn thì đem ra, chế biến tương tự như vậy với nấm hương.

Nấu thịt đông sao cho chuẩn 

Tiến hành dùng tỏi đã băm sẵn còn lại phi tất cả lên cho thơm rồi cho hỗn hợp thịt vào, xào đến khi nào thịt săn lại. Sau khi thịt săn thì cho nước vào ngập hết thịt, nước sôi hãy vớt những lớp bọt bám xung quanh một cách liên tục như vậy khi thịt đã đông xong sẽ có màu trong suốt hơn bình thường.

Thịt sau khi chín mềm, hãy cho mộc nhĩ vừa xào, cà rốt cắt nhỏ và bắp đã chuẩn bị từ trước vào nồi đun cho đến khi nào nước trong nồi rút còn khoảng chừng ⅔ lúc ban đầu. Hãy nếm lại một lần cuối cho vừa ăn rồi sau đó tắt bếp đi.

Xếp cà rốt, ớt, ngò rí và hành lá vào tô hay khuôn trước, sau đấy cho thịt ra hộp, khuôn, hoặc tô và đặt hỗn hợp vào ngăn mát tủ lạnh khoảng 5 tiếng . Lưu ý là nên bỏ thịt đông vào ngăn mát, nếu thời tiết quá lạnh thì có thể chọn để hỗn hợp bên ngoài thịt sau đấy sẽ tự đông lại do nhiệt độ khá cao.

Tạo hình cho món

Việc này phụ thuộc vào sở thích cá nhân của các mẹ, các bà, hay các tay thích lăn xả vào bếp. Thịt đã nấu chín có tạo hình như thế nào hầu như sẽ dựa vào khuôn hình đã được chọn, có khi nó tròn như cái tô hay vuông vức như ổ bánh. Đây là thời khắc thỏa sức sáng tạo mà có lẽ ai cũng cảm thấy thích thú ấy nhỉ.

Với món ăn truyền thống dân dã này để tiết kiệm khá nhiều thời gian lăn bếp, có thể dùng nồi áp suất để nấu chín. Tuy nhiên, lưu ý một điều rằng nồi áp suất cũng phải canh thời gian và vớt sạch tất cả các tảng bọt trước khi đậy nắp nồi lại và nấu thịt đông.

Cách chế biến thịt đông khá đơn giản và dễ làm 
Cách chế biến thịt đông khá đơn giản và dễ làm

Thưởng thức thịt đông cùng đồ ăn kèm

Phần nước hầm đông đặc ăn nhạt nhạt nhưng lại có vị rất đặc trưng thêm phần thịt đã được chế biến béo ngậy, ăn cùng cơm nóng rất cực kỳ hấp dẫn. Nhưng sẽ là một nỗi thiếu nếu như không có sự xuất hiện của đồ ăn kèm như dưa chua, củ kiệu hay là chấm với muối tiêu, nước mắm có sẵn tại gia. 

Thịt cắn vào mềm ngon, đậm đà gia vị kích thích thị giác lẫn vị giác người đối diện. Chỉ khiến người ta thưởng thức ngay mà không còn muốn tốn thêm một khắc thời gian nào uổng phí nữa. 

Rất thiếu sót nếu như bỏ qua đặc sản ẩm thực miền Bắc 
Rất thiếu sót nếu như bỏ qua đặc sản ẩm thực miền Bắc

Một số lưu ý khi nấu thịt đông

Một số lưu ý nho nhỏ cho các mẹ, các bà để hoàn thành món ăn một cách hoàn thiện nhất. Mọi người nên dùng chân giò trước vì phần này sẽ chứa nhiều thịt hơn và rất ít xương. Khi ninh thịt, dùng nồi áp suất trong thời gian quy định để rút ngắn được thời gian nấu thịt mềm hơn.

Khi múc thịt vào bát để chuẩn bị cho khoảnh khắc thưởng thức ai cũng mong chờ thì nên rắc thêm trên thịt một tí tiêu đã xay nhuyễn để có thể tăng thêm hương thơm của món ăn.

Thịt sau khi đông lại hãy lấy khỏi tủ lạnh chỉ có thể sử dụng trong khoảng thời gian trong vòng từ 5-6 tiếng. Và nếu bảo quản trong tủ lạnh, có thể để thịt trong 7 đến 10 ngày. Nếu nghe mùi hôi thiu, chảy nước thì phải đem bỏ đi vì thịt đã hư không thể sử dụng được nữa.

Dù là một phần của đất Bắc hay đã thành người con xa xứ. Hãy nhớ một điều rằng, những tuyệt phẩm mà Đất nước ta đã gìn giữ rồi lưu truyền luôn là một cái gì đó rất thiêng liêng và luôn mang đến cho người ăn hương vị quen thuộc của quê nhà cũng như món thịt đông của mẹ, của bà.

Tận hưởng khoảnh khắc hạnh phúc nhất cùng gia đình bên món ăn này 
Tận hưởng khoảnh khắc hạnh phúc nhất cùng gia đình bên món ăn này

Kết luận

Thịt đông, một món ăn truyền thống không thể thiếu trong mâm cơm của người dân miền Bắc Bộ vào những ngày trời xuân rét buốt. Cảm giác quây quần cùng nhau thưởng thức vị ngon mà người nấu đặt tâm mình vào chế biến thì không thể không cảm thấy ấm cúng và phần nào đó rất an tâm.

- Advertisement -

Cùng chủ đề

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

- Advertisement -

Bài viết mới nhất