25 C
Vietnam
Thứ Bảy, Tháng Bảy 27, 2024

Bánh lọt – Công thức chế biến vừa ngon vừa dễ làm tại nhà

Có Thể Bạn Quan Tâm

Bánh lọt được nhiều người sinh sống ở các tỉnh miền Tây ưa chuộng bởi nó không chỉ mang lại hương vị thơm ngon mỗi khi ăn mà còn cực kỳ dễ làm. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn cách thức để làm nó tại nhà một cách nhanh chóng và dễ dàng nhất, ngoài ra bạn cũng có thể tham khảo một vài cơ sở bán bánh ở đây.

Tìm hiểu về bánh lọt

Bánh lọt là một món ăn được người miền Tây chế biến ra nhằm kết hợp nó cùng với một số món chè để làm tăng thêm hương vị. Nếu như bạn đang là một người dân đang sinh sống tại khu vực này thì chắc chắn đây là một món ăn mà bạn không thể nào không biết đến.

Đặc biệt là, so với tất cả các loại bánh mà nơi đây chế biến ra thì bánh lọt được biết đến như một món ăn cực kỳ dễ làm tại nhà. Để bạn có thể dễ hình dung thì loại bánh có hình dạng sợi, thường có màu xanh hoặc trắng và có một độ dai nhất định

Thường thì nhiều người sẽ ăn bánh cùng với một số món ăn như nước cốt dừa, đậu xanh, đậu đỏ hay một vài loại rau câu khác. Tùy vào khẩu vị mà người dùng muốn thưởng thức, bạn có thể thoải mái thêm vào bất kỳ nguyên liệu nào để món ăn trở nên phong phú hơn.

Tìm hiểu về bánh lọt
Tìm hiểu về bánh lọt

Các loại bánh lọt

Nhiều người vẫn thường nghĩ rằng bánh lọt là món ăn chỉ được dùng để chế biến như một loại chè ở miền Tây Nam Bộ, tuy nhiên thực tế thì nó lại có nhiều kiểu hơn. Dưới đây chính là 5 loại bánh mà nhiều người sinh sống tại khu vực này thường chế biến nhất.

Bánh lọt lá dứa

Mới nghe đến tên thôi thì chắc bạn cũng đã hình dung được loại bánh này được chế biến từ nguyên liệu chính là gì rồi đúng không. Loại bánh này sẽ mang hương thơm của lá dứa và có tác dụng rất tốt cho sức khỏe của người dùng.

Để có thể chế biến được bánh lọt lá dứa thì chúng ta chỉ cần nguyên liệu chính là lá dứa cùng với một số loại bột làm bánh khác. Cách thức chế biến thì cực kỳ đơn giản, sau khi chế biến xong thì chúng ta có thể dùng nó cùng với nước cốt dừa hoặc một vài loại chè đậu.

Bánh lọt nước cốt dừa truyền thống

Tương tự như loại phía trên nhưng ở loại này nguyên liệu chính mà chúng ta sử dụng để chế biến chính là nước cốt dừa. Chính hương vị của nước cốt dừa đã khiến cho món ăn này trở nên phổ biến ở khắp mọi nơi chứ không chỉ riêng miền Tây Nam Bộ nước ta.

Hơn thế nữa, hầu hết những người biết đến món bánh lọt này đều ưu tiên chế biến loại này đầu tiên. Theo như nhiều nguồn thông tin thì đây cũng được coi là loại bánh truyền thống nhất, xuất hiện sớm nhất so với các loại bánh còn lại.

Bánh lọt mặn

Không chỉ được sử dụng để nấu chung với các món chè hay món ngọt, người miền Tây còn chế biến món ăn này như các món ăn như hủ tiếu, bánh canh. Cụ thể là, nguyên liệu để làm món bánh lọt mặn thường sẽ là các loại bột để chế biến bánh, tôm, thịt heo, sườn và vài loại rau.

Nhiều người sinh sống tại khu vực này rất thích món ăn bánh lọt bởi so với các món như hủ tiếu, bún hay bánh canh thì hương vị của nó khá đặc biệt. Chắc chắn nếu có cơ hội để thử qua, bạn sẽ không thể nào quên được hương vị tuyệt vời mà nó mang lại.

Bánh lọt sương sáo

Nhằm mục đích chế biến ra món ăn để giải nhiệt cho những ngày nắng nóng ở khu vực nhiệt đới, nhiều người còn chế biến ra món bánh lọt sương sáo. Chính nhờ nguyên liệu đặc biệt này mà món ăn này có khả năng khiến cho người dùng cảm thấy mát mẻ và thoải mái hơn.

Để chế biến được bánh lọt ngon thì bạn cần nguyên liệu chính là sương sáo, nước cốt dừa, hạt lựu, lá dứa. Ngoài ra cũng còn nhiều nguyên liệu khác tương tự như khi bạn chế biến các món chè đậu xanh, đậu đen, đậu đỏ thường ngày.

Bánh lọt xào

Cách chế biến cũng khá đặc biệt như loại bánh mặn phía trên, bánh lọt ở loại này được sử dụng để xào chung với tôm, xá xíu, đậu Hà Lan và cực kỳ thơm ngon. Bạn cũng có thể ăn nó như một món chính hoặc ăn vặt cùng bạn bè hoặc người thân.

Thường thì nhiều người sẽ chế biến món ăn cùng với một vài loại nước chấm để tăng thêm phần đậm đà của nó. Đặc biệt, nhiều người còn cho rằng cách chế biến nước chấm của món ăn chiếm phần lớn độ ngon của nó khi ăn.

Các loại bánh lọt đặc sắc nhất hiện nay
Các loại bánh lọt đặc sắc nhất hiện nay

Cách làm bánh lọt

Mặc dù ở phần phía trên tôi có cung cấp rằng có đến 5 loại bánh lọt phổ biến, tuy nhiên nhìn chúng thì nó được chia thành 2 cách làm thông dụng nhất. Đó chính là cách thức để chế biến bánh ngọt và cách thức để chế biến bánh mặn.

Cách thức để chế biến bánh lọt ngọt

Để bắt đầu chế biến được món bánh ngọt thì đầu tiên bạn cần phải chuẩn bị một số nguyên liệu phù hợp. Các nguyên liệu này chỉ là số lượng tham khảo, bạn có thể tăng giảm để phù hợp với số người dùng món ăn này:

  • Bột gạo: 110gr
  • Bột củ năng: 25 gram
  • Lá dứa già: 40 lá
  • Nước sạch: 250ml
  • Nước cốt dừa: 400ml (có thể tự chế biến hoặc mua sẵn ngoài tiệm).
  • Một vài dụng cụ làm bếp như chậu nước đá, khuôn đúc bánh lọt (có thể thay thế bằng túi nilon.

Chế biến lá dứa

Khi đã có đầy đủ các nguyên liệu kể trên, bạn có thể bắt đầu chế biến nước lá dứa. Thường thì người ta sẽ lựa chọn phần lá dứa hơi già một chút, màu xanh đậm để phần nước được tạo ra sẽ có màu sắc mắc bắt mắt hơn.

Sau khi đã lựa chọn kỹ càng thì bạn bắt đầu cho phần lá dứa này chung với khoảng 1 cốc nước lọc để bắt đầu xay nhuyễn. Phần thành phẩm sau khi xay nhuyễn sẽ được sử dụng để lọc qua vài lần để lấy được phần nước tinh khiết nhất và loại bỏ hoàn toàn các cặn bã còn sót.

Làm bột bánh lọt

Sau đó, bạn sử dụng các nguyên liệu chính để làm bánh lọt như bột gạo, bột củ năng, muối, nước lạnh, nước lá dứa để trộn chung với nhau và khuấy đều. Khuấy cho đến khi thấy hỗn hợp đã dần trộn lại với nhau một cách đều đặn thì cho lên bếp và bắt lửa nhỏ.

Trong lúc đang bắt trên bếp thì dùng dụng cụ để khuấy đều cho đến khi thấy hỗn hợp trở nên đặc sệt và có khả năng kết dính với nhau thành một khối. Khi đó, bạn sẽ tắt bếp và bắt đầu cho bánh vào khuôn và để đúc thành bánh lọt.

Sau khi đã có được phần bánh thì bạn có thể nấu nước cốt dừa để trộn chung và tạo thành món bánh ngọt hoàn chỉnh. Cuối cùng, bạn chỉ việc đổ tất cả ra tô và thưởng thức, bạn có thể cho thêm đường nếu thích ăn ngọt hơn.

Cách thức để chế biến bánh lọt mặn

Tương tự như phần bánh ngọt phía trên, loại bánh mặn cùng cần phải chuẩn bị một số nguyên liệu cần thiết. Số lượng của mỗi nguyên liệu dưới đây được tính cho đủ từ 1 đến 2 phần ăn, bạn có thể thêm bớt để phù hợp với khẩu phần của mình:

  • Bột gạo: 60 gram
  • Bột năng: 60 gram
  • Tôm: 150gram
  • Giò sống: 100 gram
  • Hành tím, hành lá, rau thơm
  • Dầu ăn, mắm, muối, bột ngọt, tiêu xay, ớt tươi

Tiến hành trộn với bột sau khi đủ nguyên liệu

Với đầy đủ các nguyên liệu như trên, bạn cũng có thể bắt đầu chế biến phần bánh gần giống như công thức phía trên. Khác ở chỗ là bạn chỉ cần sử dụng bột gạo và bột năng để trộn lại chứ không cần sử dụng đến nước lá dứa.

Sau đó, bắt đầu đổ chậm chậm phần nước ấm vào hỗn hợp phía trên và khuấy đều cho đến khi thấy hỗn hợp tạo thành một khối thống nhất. Lấy phần bột đó bắt đầu đặt lên thớt và nhồi đến khi thấy phần bột đó dần trở nên dẻo và mịn hơn thì dừng lại.

Tạo hình bằng tay 

So với phần trên thì phần này bạn không cần sử dụng khay đúc bánh để tạo hình mà có thể sử dụng tay để nặn trực tiếp. Việc nặn bánh cũng khá đơn giản, bạn chỉ cần sử dụng để nặn thành một cục nhỏ, sau đó dùng tay se cho đến khi thành một cọng bánh dài vừa phải là được.

Kết hợp với các nguyên liệu mặn khác

Tiếp đó, bạn sẽ sử dụng các nguyên liệu khác như giò sống, tôm, tiêu xay, đường, hành tím, hành lá để chế biến. Đối với phần giò sống thì bạn chỉ cần cho vào bát, sau đó cho thêm tiêu xây và đường để quết thành một hỗn hợp thật dẻo và mịn.

Đối với tôm thì bạn cần phải rửa sạch để có thể bỏ vào nấu chung với phần nước dùng. Hành tím thì bạn có thể giã nhuyễn ra và hành lá thì thái thành từng miếng nhỏ để dùng chung với phần bánh để tạo thêm hương thêm.

Nấu nước dùng ngon

Để nấu nước dùng bánh lọt, bạn sẽ cần đến khoảng 1 lít nước để đổ vào nồi, nửa thìa muối cùng với hành tím đã được giã lúc nào được đổ vào chung. Đợi cho đến khi trong nước có vài bọt bóng nổi lên thì bắt đầu bỏ tôm vào để nấu chín, sau đó bỏ giò sống vào theo.

Cho bánh vào và nêm lại

Cuối cùng là cho phần bánh vào cùng và một vài gia vị khá để nêm nếm cho vừa ăn. Đợi cho đến khi tất cả đều chín thì bắt đầu đổ ra tô để thường thức, nên nhớ là canh sao cho tất cả vừa chính tới chứ đừng để quá lâu sẽ làm giảm hàm lượng dinh dưỡng trong thức ăn.

Cách làm bánh thế nào sao cho vẫn được độ thơm ngon?
Cách làm bánh thế nào sao cho vẫn được độ thơm ngon?

Cách bảo quản bánh lọt

Thường thì người làm bánh lọt sẽ bảo quản bánh bằng cách cho nó vào một thao nước và khi nào cần dùng thì chỉ việc vớt ra. Tuy nhiên, nếu bạn muốn bảo quản lâu tầm tối đa 2 ngày thì có thể để trong hộp, không cho nước vào và đặt trong ngăn mát tủ lạnh.

Cách bảo quản bánh lâu hư nhất
Cách bảo quản bánh lâu hư nhất

Cơ sở bán bánh lọt chuẩn vị

Để có thể mua được bánh hoặc bột bánh chất lượng thì bạn có thể tham khảo các thương hiệu như Vĩnh Thuận, Mikko Hương Xưa, Bánh lọt miền tây sỉ & lẻ,….. Hầu hết những nơi này đều được khá nhiều người mua và đánh giá là khá ngon và vệ sinh.

Những quán bán bánh lọt này đều có từ lâu đời nhưng vị ngon vẫn giữ vững qua năm tháng. Vì thế bạn hãy một lần ghé qua đây để thưởng thức được hương vị truyền thống nhất của bánh.

Cơ sở bán loại bánh lọt siêu ngon
Cơ sở bán loại bánh lọt siêu ngon

Lời kết

Không cần phải tìm hiểu quá nhiều công thức rườm rà ngoài kia, bạn chỉ cần áp đúng và đầy đủ các nguyên tắc trên đây là đã có thể làm được món bánh lọt cực ngon. Hơn thế nữa, hầu như các nguyên liệu ở đây cũng không quá khó để tìm kiếm nên hoàn toàn phù hợp với mọi người.

- Advertisement -

Cùng chủ đề

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

- Advertisement -

Bài viết mới nhất