Bánh khoai mì nướng là gì và được chế biến như thế nào? 

Bánh khoai mì nướng là sự kết hợp hoàn hảo giữa vị ngọt đặc trưng của bánh khoai mì với vỏ ngoài giòn rụm của vỏ bánh sau khi nướng ở nhiệt độ trung bình, từ đó tạo cho thực khách cảm giác lạ miệng. Để hiểu hơn về công thức nướng bánh khoai mì, bạn đọc hãy tham khảo bài viết sau đây nhé. 

Giới thiệu chung món bánh khoai mì nướng

Nếu như bánh khoai mì truyền thống chỉ bao gồm khoai mì và một số loại bột làm bánh thì đối với bánh khoai mì nướng, sản phẩm sau khi đã xong các bước nhào bột sẽ được đưa vào máy nướng bánh và nướng ở nhiệt độ vừa phải. Khi quy trình nướng bánh hoàn tất, bánh khoai mì không chỉ có vị giòn của vỏ bánh mà bên cạnh đó, nó vẫn giữ nguyên vị thơm béo của khoai mì hòa quyện với nước cốt dừa.

Đây loại bánh truyền thống của Việt Nam, được ông bà ta gìn giữ qua nhiều thế hệ con cháu. Trong quá khứ, bánh khoai mì được ví như “người bạn đồng hành thân thiện” của người nông dân, là món ăn giúp bà con vượt nhanh qua cơn đói để tiếp tục hoạt động trồng trọt, sản xuất. Còn ở thời điểm hiện tại, ta xem nó như một giải pháp nhanh – gọn – lẹ và tiết kiệm cho những bữa sáng bận rộn. 

Bánh khoai mì nướng mang hương vị vô cùng đặc trưng
Bánh khoai mì nướng mang hương vị vô cùng đặc trưng

Cách chọn khoai mì ngon

Để chọn ra một lượng lớn khoai ngon dùng cho làm bánh, bạn nên quan sát chọn những củ khoai có bề ngoài không mấy cong queo hay sần sùi, ưu tiên củ tươi, mập mạp, thẳng và vỡ màng ở vỏ. Theo kinh nghiệm dân gian, đây là những củ khoai có ít xơ nhất, phần thịt khoai cũng mềm và ngọt hơn. 

Ngoài ra, bạn có thể tham khảo lựa chọn khoai mì Củ Chi. So với các loại khoai mì thông thường khác, khoai Củ Chi có đặc điểm khá nổi bật, khi ăn vào sẽ rất bở và thơm, không có cảm giác bị sượng lại ở đầu lưỡi, cực kỳ thích hợp để làm bánh. 

Một cách chắc chắn hơn giúp bạn nhận biết liệu khoai có ngon hay không đó là sử dụng móng tay cào nhẹ một lớp thật mỏng lên bề mặt vỏ khoai và quan sát màu của lớp vỏ phía trong nó. Lúc này, nếu vỏ bên trong xuất hiện màu hồng nhạt chứng tỏ khoai ngon, bạn có thể yên tâm sử dụng trong nướng bánh khoai mì. 

Khoai mì là thực phẩm được khuyến cáo chỉ sử dụng trong ngày bởi nếu để càng lâu, chất lượng khoai cũng từ đó mà sụt giảm theo, tạo điều kiện cho vi khuẩn và độc tố sinh sôi. Để hạn chế tối đa tình trạng này, bạn chỉ nên mua lượng khoai vừa đủ hoặc mua dư dự phòng từ 100 – 200g, không nên vì tâm lý “lo sợ không đủ” mà mua quá nhiều, dùng không hết rồi phải bỏ đi một cách uổng phí. 

Nên chọn khoai mì Củ Chi để làm bánh khoai mì nướng
Nên chọn khoai mì Củ Chi để làm bánh khoai mì nướng

Công thức chế biến món bánh khoai mì nướng chuẩn

Bánh khoai mì nướng không đòi hỏi quá nhiều nguyên liệu hay dụng cụ phức tạp, bạn chỉ cần lên danh sách chuẩn bị những nguyên liệu sau (tính dựa trên khẩu phần bánh lớn dành cho 6 người ăn):

  • 1kg khoai mì Củ Chi. 
  • 30gr bột năng.
  • 300ml nước cốt dừa: Nếu không có thời gian để nấu nước cốt dừa nguyên chất, bạn có thể mua nước cốt dừa chế biến sẵn ở siêu thị.
  • 60gr kem sữa tươi: Còn được gọi với cái tên whipping cream, kem sữa tươi hiện nay có rất nhiều dòng sản phẩm khác nhau đến từ nhiều thương hiệu. 
  • 100gr sữa đặc.
  • 1 quả trứng gà. 
  • 1 muỗng cà phê tinh chất vani.
  • 80gr đường. 
  • Nửa muỗng cà phê muối.
  • Dầu ăn. 

Lưu ý: Số lượng được ghi trong bảng nguyên liệu trên chỉ mang tính ước chừng. Bạn có thể chọn tăng giảm độ ngọt, béo tùy thuộc vào khẩu vị của bản thân cũng như từng thành viên trong gia đình. 

Bước 1: Sơ chế kỹ khoai mì dùng làm bánh khoai mì nướng

Trước tiên, bạn sơ chế khoai mì bằng cách lột sạch vỏ sau đó ngâm chúng với nước lạnh qua đêm. Phương pháp này có tác dụng loại bỏ lượng lớn nhựa có trong khoai mì, giúp bề mặt khoai trở nên trắng hơn, qua đó tăng tính thẩm mỹ cho thành phẩm sắp ra lò. 

Ngày hôm sau, bạn lấy số khoai đã ngâm hôm qua ra, bào thật nhuyễn sau đó sử dụng 1 tấm vải lọc, bỏ hết phần khoai vừa bào vào miếng lọc và vắt mạnh tay nhất có thể. Bạn cần vắt đến khi nào phần nước trong khoai mì nhỏ ra tô đã cạn. 

Phần nước sau khi vắt ra sẽ chứa lượng lớn tinh bột, thay vì đổ đi, bạn hãy đợi khoảng 1 tiếng đồng hồ để toàn bộ phần tinh bột được lắng xuống đáy tô, sau đó lấy rây lọc để giữ lại hoàn toàn phần cần giữ và đổ bỏ đi phần nước còn dư. Bước sơ chế sẽ kết thúc khi bạn trộn tinh bột với xác khoai mì đã làm sạch trước đó. 

Bước 2: Trộn thật đều hỗn hợp bột làm bánh khoai mì nướng

Hỗn hợp bột làm bánh bao gồm những nguyên liệu chế biến cơ bản như: trứng gà, tinh chất vani, nước cốt dừa, kem sữa tươi (hay còn được biết đến với cái tên whipping cream),…… Để hỗn hợp tạo ra được sánh mịn nhất, bạn hãy thực hiện trộn bột theo các bước sau: 

  • B1: Đập cả lòng đỏ và lòng trắng trứng gà vào cùng với 1 muỗng cà phê tinh chất vani sau đó đánh tan đều. Ở bước này, để tiết kiệm thời gian, bạn có thể sử dụng máy đánh trứng thay vì đánh trực tiếp bằng tay 
  • B2: Lấy 1 tô lớn hoặc 1 ca rỗng bất kỳ đủ để chứa 300ml nước cốt dừa, đổ toàn bộ phần cốt dừa đã có vào cùng với 60gr kem sữa tươi, khuấy đều đến khi lớp kem bông lên.
  • B3: Tiếp tục cho 30gram bột năng, 80gram đường, nửa muỗng cà phê muối, 100gr sữa đặc và 30gr bơ lạt đã đun chảy vào hỗn hợp trứng đánh tan đã tạo ra ở bước 1. Sau đó, bạn đổ toàn bộ lượng nước cốt dừa và whipping cream ở bước 2 vào, đánh đều tay cho đến khi hỗn hợp sánh lại và hơi nhão. 

Bước 3: Nướng bánh mì cho đến khi bánh chín vàng đều 

Trước tiên bạn,  hãy bắt đầu làm nóng lò nướng ở nhiệt độ 180 độ C trong vòng khoảng 10 phút. Trong thời gian chờ đợi lò nóng, bạn có thể đổ hỗn hợp bánh vào trong khuôn bánh. 

Bạn có thể tùy ý lựa chọn khuôn bánh theo ý thích, sau đó quét đều một lớp dầu vào lòng khuôn và đổ vào khuôn toàn bộ hỗn hợp vừa tạo được ở bước 2. Khi hỗn hợp đã nằm trọn trong lòng khuôn, bạn dùng giấy bạc bọc kín lại, ngăn không cho không khí xâm nhập vào trong bánh.

Bánh cần trải qua ba lần nướng với tổng thời gian 150 phút. Cụ thể từng lần nướng như sau: 

  • Ở lần nướng thứ nhất, ta chọn nướng ở chế độ 2 thanh nhiệt (tức lửa trên và dưới), nướng ở mức nhiệt 180 độ C trong vòng 90 phút 
  • Ở lần nướng thứ hai, bạn tháo bỏ lớp giấy bạc ra, giữ nguyên nhiệt độ nướng cũ và nướng tiếp tục trong vòng 20 phút. Lưu ý: Do nướng không giấy bạc tức nhiệt sẽ tác động trực tiếp lên mặt bánh, khiến bánh dễ bị khô. Để giữ được độ mịn sau nướng, trước đi đưa vào lò bạn nên xịt nhẹ 1 lớp phun sương lên mặt bánh.
  • Ở lần nướng thứ ba: Kết thúc quy trình ba bước nướng bánh, bạn cho bánh vào lò, giữ nhiệt độ ở mức 180 độ C và tiếp tục nướng chín trong 40 phút tiếp theo. Khi bánh chín, hãy để bánh thật nguội rồi mới lấy ra khỏi khuôn. 
Bánh khoai mì cần được nướng 3 lần bằng lò nướng
Bánh khoai mì cần được nướng 3 lần bằng lò nướng

Hàm lượng dinh dưỡng có trong món khoai mì

Không phải tự nhiên mà khoai mì trở thành món ăn được dùng nhiều trong bữa ăn sáng mà bởi trong 100g khoai mì có chứa rất nhiều chất dinh dưỡng quan trọng. Cụ thể, cứ trung bình 100g sẽ chứa khoảng 12 calories, trong đó, hơn 95% lượng calo đến từ khoai, phần còn lại dành cho protein và chất béo. Với thành phần dinh dưỡng như vậy, khoai mì được đánh giá tốt cho sức khỏe. 

Theo chuyên gia dinh dưỡng, cùng một khối lượng nhưng so với khoai lang hay củ cải đường, khoai mì cung cấp cho cơ thể nhiều năng lượng hơn, giúp bạn no lâu hơn và có đủ sức để hoạt động, học tập cũng như làm việc trong thời gian dài. Ví dụ điển hình: Khi trong 100gr khoai mì có chứa 112 calo thì trong 100gr củ cải đường chỉ chứa 44 calo và khoai lang cung cấp cho cơ thể vỏn vẹn 76 calo.

Đó chỉ mới là công thức tính riêng cho khoai mì chưa qua chế biến và sau khi được nướng, tổng năng lượng có thể lên đến hơn 300 calories do có thêm sự kết hợp của nhiều thành phần phụ khác. Nếu đang theo chế độ ăn kiêng, mỗi tuần bạn chỉ nên nạp tối đa 113g bánh nướng nhằm duy trì cân nặng một cách hiệu quả nhất. 

Khoai mì - Thực phẩm chứng nhiều chất dinh dưỡng quan trọng
Khoai mì – Thực phẩm chứng nhiều chất dinh dưỡng quan trọng

Top các cửa hàng bán bánh khoai mì nướng chất lượng

Mặc dù bạn có thể tự tay làm ra một chiếc bánh khoai mì nướng chất lượng ngay tại nhà, tuy nhiên, nếu có nhu cầu thưởng thức hay mua làm quà tặng, bạn hãy tham khảo top 3 địa chỉ bán bánh uy tín sau đây. Tất cả đều là những tiệm bánh chuyên sản xuất và phân phối các món bánh truyền thống của Việt Nam

Top 1 – Tiệm bánh Quê chuyên bán bánh khoai mì nướng tại quận Phú Nhuận

Tiệm bánh Quê – một trong những địa chỉ bán các loại bánh làm từ khoai mì ngon chuẩn vị nhất Thành phố Hồ Chí Minh. Không những vậy, toàn bộ nguyên vật liệu dùng trong chế biến bánh đều đạt chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm. 

Tiệm bánh Quê hiện có hai hình thức bán chính. Khách hàng có thể mua trực tiếp tại số 23 đường Nguyễn Công Hoan, phường 7, quận Phú Nhuận hoặc đặt hàng trực tuyến thông qua website

Top 2 – Hệ thống các cửa hàng tiện lợi trên toàn quốc 

Các cửa hàng tiện lợi ngày nay như GS25, 7 eleven hay Circle K đều đã có bán bánh khoai mì nướng theo dạng cắt lát, tức một lát sẽ rơi vào khoảng tầm dưới 100g. Khẩu phần này tương đối phù hợp với những ai không muốn tiêu thụ quá nhiều đồ ngọt. 

Top 3 – Mua bánh khoai mì nướng tại các đại lý phân phối chính thức của Kinh Đô

Kinh Đô đứng đầu trong lĩnh vực kinh doanh bánh ngọt tại Việt Nam, đã được đăng ký chủ sở hữu và quyền thương hiệu. Mua bánh tại Kinh Đô, bạn chắc chắn sẽ không cần lo lắng về chất lượng cũng như nguồn gốc xuất xứ. 

Kinh Đô hiện có chi nhánh và các đại lý phân phối chính thức phủ sóng khắp ba miền Bắc – Trung và Nam. Tuy nhiên, nếu cần mua bánh khoai mì, bạn nên tìm đến các đại lý lớn để đảm bảo được rằng bánh luôn luôn có sẵn tại cửa hàng. 

Mua bánh khoai mì tại các thương hiệu sản xuất bánh uy tín
Mua bánh khoai mì tại các thương hiệu sản xuất bánh uy tín

Lời kết 

Bánh khoai mì nướng là món ăn vừa chứa nhiều chất dinh dưỡng vừa có thể cung cấp cho cơ thể một lượng lớn năng lượng để hoạt động, học tập cũng như làm việc trong thời gian dài. Đặc biệt, cách làm bánh cũng không hề khó, ngay cả khi bạn mới làm những lần đầu tiên thì vẫn dễ dàng cho ra được thành phẩm đúng theo ý muốn. 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *