Bánh đúc mặn – Món ăn truyền thống hấp dẫn của cả ba miền

Bánh đúc mặn, một trong những món ăn truyền thống của người Việt, được biết đến với sự kết hợp tinh tế giữa các loại gia vị. Thưởng thức bánh đúc là một trải nghiệm hấp dẫn không thể bỏ qua. Hãy cùng khám phá các bước để tạo ra đĩa bánh đúc thơm ngon cho gia đình

Thông tin có thể bạn chưa biết về món bánh đúc mặn

Bánh đúc là một món ăn truyền thống của Việt Nam, được làm từ bột gạo hoặc bột năng theo cách nấu ăn khác nhau ở từng vùng miền. Bánh đúc mặn thường được cắt thành từng miếng nhỏ để thưởng thức, và không chỉ sử dụng bột gạo mà còn kết hợp với nhiều loại gia vị và topping phong phú.

Món ăn này không chỉ mang lại cảm giác mềm mịn mà còn đậm đà hương vị riêng biệt. Với giá thành rẻ và sự đa dạng trong cách chế biến, bánh đúc đã trở thành một món ăn phổ biến và được ưa chuộng trên khắp ba miền đất nước.

Có nhiều loại bánh đúc khác nhau như bánh đúc bột gạo, bánh đúc tàu, bánh đúc khoai môn, bánh đúc ngô, và bánh đúc mặn là một trong những sự lựa chọn hấp dẫn. Cách thưởng thức bánh đúc cũng đa dạng, từ chấm tương, ăn kèm với rau thơm, mật ong, mật mía, đến ăn kèm với canh riêu cua, ruốc tôm sấy hành lá, hành phi và nước mắm.

Bánh đúc mặn món ăn hấp dẫn thơm ngon
Bánh đúc mặn món ăn hấp dẫn thơm ngon

Nguyên liệu cần chuẩn bị để làm bánh đúc mặn là gì?

Bánh đúc mặn là một món ăn phổ biến ở miền Nam với các cách chế biến đa dạng. Nguyên liệu sử dụng cũng khác biệt so với miền Bắc và miền Trung.

Để thành công trong việc làm món ăn đặc biệt này, cần chuẩn bị các nguyên liệu cụ thể sau đây để tạo ra những chiếc bánh đúc với hương vị đặc trưng:

  • Bột bánh gồm: 240g bột gạo, 100g bột năng, gia vị bao gồm muối, đường, và 500ml nước lạnh.
  • Nhân bánh bao gồm: 200g thịt heo xay nhuyễn, 200g tôm tươi, hành lá, cà rốt, sắn, hành tím, ớt, chanh, và các loại gia vị như hạt nêm, bột ngọt, tiêu, nước mắm, và muối.

Với sự đa dạng của các loại bánh đúc, quá trình chế biến và chuẩn bị nguyên liệu cũng sẽ có sự khác biệt. Tùy thuộc vào loại bánh đúc bạn muốn làm, hãy tìm hiểu về các loại gia vị để món ăn thêm thơm ngon và dễ dàng chế biến hơn.

Nguyên liệu làm bánh đúc mặn đơn giản dễ tìm
Nguyên liệu làm bánh đúc mặn đơn giản dễ tìm

Công đoạn chế biến bánh đúc chi tiết

Trước khi bắt tay vào làm món bánh đúc mặn bạn cần rửa tay thật sạch. Lưu ý rằng mỗi công thức sẽ cho ra những mùi vị khác nhau do đó hãy nghiên cứu nhiều công thức và tìm ra cho mình công thức chuẩn nhất hợp khẩu vị với gia đình. 

Để có thể sản xuất hoặc tạo ra những mẻ bánh đúc thơm ngon ngoài việc chuẩn bị đủ các nguyên liệu. Bạn hãy thực hiện đúng theo các bước hướng dẫn dưới đây để có thể làm bánh dễ dàng hơn nhé!

Bước 1: Pha bột 

Tùy thuộc vào số lượng người mà bạn có thể sử dụng lượng bột vừa đủ. Hãy pha từ từ 100g bột gạo với 15g bột năng vào tô khi một còn khô. Sau đó cho vào bột một muỗng cà phê nhỏ muối để trộn đều. Cho từ từ hỗn hợp nước và nước cốt dừa vào tô. Lưu ý chỉ cho 300ml nước và 200ml nước cốt dừa nếu muốn làm bánh đúc mặn ngon.

Lúc này cần thể hiện sự nhanh nhẹn bằng cách đảo bột liền tay, phải liên tục để bột hòa quyện với nhau và được nhuyễn ra tạo được hỗn hợp mịn nhất. Sau đó để bột khoảng 30 phút cho bột nghỉ, trong thời gian đó bạn có thể chế biến và sơ chế những nguyên liệu tiếp theo.

Sử dụng hai loại bột để pha trộn làm bánh đúc mặn
Sử dụng hai loại bột để pha trộn làm bánh đúc mặn

Bước 2: Sơ chế nguyên liệu

Khi đã chuẩn bị đầy đủ những nguyên liệu được nhắc đến ở bên trên. Bạn hãy thực hiện theo những thao tác dưới đây để làm việc được nhanh chóng hơn và chính xác với công thức:

  • Củ sắn và củ cà rốt đem đi gọt vỏ sau đó rửa sạch, bào sợi hoặc cắt hạt lựu tùy thuộc vào sở thích của người ăn
  • Hành tím bóc của nó, sau đó bằm nhuyễn ra cũng cùng với ba tép tỏi
  • Thịt heo đã xay hãy ướp với một muỗng hạt nêm một muỗng, nước mắm, nửa muỗng bột ngọt, nửa muỗng tiêu xay và cho một phần hành tím đã băm nhuyễn vào để ướp trong vòng mười lăm phút cho thịt ngấm gia vị
  • Sau đó bạn cần nhất hành lá rửa sạch rồi thái nhỏ ra để sẵn vào chén
  • Nếu có tôm hoặc tép khô hãy rửa sạch và ngâm trong nước 10 phút để chúng mềm ra và dễ thái nhỏ hơn

Bước 3: Hấp bánh 

Để bánh lúc chính ngon mà không bị dính khay, trước khi cho bột vào khuôn bánh, mọi người hãy thả một ít dầu ăn lên các bề mặt, vừa khuấy hỗn hợp bột vừa đổ vào khuôn 1/3 số lượng vốn có.

Sau đó hãy chuẩn bị một chiếc nồi và đổ vào 1l nước, chuẩn bị một chiếc xửng hấp để hấp cách thủy. Hãy đặt đồng hồ mà canh thời gian, 7 phút thì sẽ đổ thêm một lớp bột đến khi hết số bột đã pha. Và cuối cùng bạn chỉ cần đợi trong vòng mười lăm phút nữa để một chín thơm mịn là đã có thể lấy khuôn ra chờ đợi cho bánh nguội rồi.

Hấp bánh đúc theo thời gian cụ thể
Hấp bánh đúc theo thời gian cụ thể

Bước 4: Xào nhân

Khi đã thực hiện hấp bánh đúc xong, lúc này mọi người nên quay qua làm nhân bánh đúc mặn nhé. Đảm bảo khi ăn kèm với bánh đúc sẽ ngon và hấp dẫn hơn nhiều!

  • Đầu tiên mọi người cho dầu ăn vào chảo phi thơm hành và tỏi băm cho đến khi ngả vàng và dậy mùi thơm
  • Tiếp theo đổ phần tôm băm nhỏ vào xào qua xào lại sau đó tiếp tục cho phần thịt đã ướp vào để xào. lưu ý hãy đảo đều tay để cho thịt và tôm săn chắc lại, mùi thơm bốc lên
  • Nếu gia vị ướp chưa đủ ăn thì bạn có thể nêm thêm một chút gia vị bột nêm, đường phù hợp với khẩu vị của từng nhà
  • Khi thịt đã chín bạn cho thêm những nguyên liệu khác đã có sẵn như củ sắn, cà rốt, đảo đều nêm gia vị cuối cùng khi chín tắt bếp thì rắc thêm hành lá lên cho thơm

Bước 5: Làm nước chấm thơm ngon, tròn vị

Bánh đúc mặn sẽ ăn với nước mắm nên lúc này bạn cần chuẩn bị gia vị để pha nước mắm. Hãy làm theo công thức dưới đây để có được chén nước mắm thơm ngon bắt vị:

  • Sử dụng nước sôi để nguội còn ấm khoảng 70ml, sau đó hòa tan một muỗng đường, 2 muỗng chanh, 3 muỗng nước mắm khuấy đều tay cho đến khi các nguyên liệu tan hết
  • Băm nhuyễn tỏi và ớt càng nhuyễn càng tốt
  • Cuối cùng chỉ cần cho phần tỏi ớt vừa bắn vào hỗn hợp nước mắm đã pha trộn đều là đã có thể thưởng thức

Bước 6: Cắt khúc bánh

Việc cắt bánh không phụ thuộc hay có yêu cầu nào cụ thể. Bạn chỉ cần cắt theo những miếng nhỏ vừa ăn. Tuy nhiên trước đó hãy để bánh đúc nguội bớt để khỏi bị bỏng nhé. Cho bánh ra dĩa cắt thành từng miếng nhỏ, sắp xếp lên chén hoặc đĩa.

Thưởng thức bánh đúc mặn

Sau khi đã cắt bánh bỏ ra đĩa, lúc này bạn chỉ cần hoàn thiện bằng cách rải đều nhân lên mặt bánh đã cắt sẵn. Chan thêm một chút nước mắm là đã có thể ăn ngay. Lượng nước mắm bỏ vào tô tùy thuộc vào khẩu vị của từng người đấy nhé!

Nếu muốn thưởng thức bánh đúc mặn một cách ngon hơn thì có thể ăn kèm với những món phụ chua ngọt như cà rốt muối chua, giá trụng qua nước sôi và cả dưa leo thái nhỏ. Đảm bảo hương vị của món ăn sẽ khiến bạn lưu luyến và nhớ mãi không quên.

Thông thường bánh đúc sẽ được sử dụng để làm món ăn sáng vừa thơm ngon, đầy đủ dưỡng chất, mà trẻ em cũng rất thích. Do đó bạn hãy lưu lại những công thức bánh đúc mặn Đã được hướng dẫn trên để khi rảnh rỗi có thể làm cho gia đình ăn nhé!

Thưởng thức thành quả là món bánh đúc mặn thơm ngon
Thưởng thức thành quả là món bánh đúc mặn thơm ngon

Một số lưu ý khi thực hiện làm món bánh đúc mặn

Trong quá trình thực hiện món ăn bạn có thể gia giảm khẩu vị hoặc gia tăng khẩu vị tùy theo sở thích của gia đình. Tuy nhiên nếu như bạn là người thích ăn béo và muốn cho miếng bánh đúc béo ngậy hơn. Bạn có thể cho nhiều nước cốt dừa hoặc pha phần một cuối cùng với nhiều nước cốt dừa.

Như vậy đến khi hấp chín phần bánh phía trên sẽ giữ được độ béo, thơm ngon mà không gây ngán quá. Lưu ý không nên pha với quá nhiều nước cốt dừa để tránh bị ngán vì anh quá nhiều nhé. 

Trong trường hợp bạn muốn thay thế nhân bánh đúc mặn bằng thực phẩm khác mọi người cũng có thể lựa chọn tôm khô xay nhuyễn và xào với cà rốt. Đảm bảo ăn cũng thơm ngon không kém!

Để bảo quản bánh đúc mọi người nên bỏ vào tủ lạnh khi ăn thì hấp lại. Bởi vì bánh đúc ăn nóng sẽ ngon hơn. Lưu ý rằng bánh đúc sử dụng nước cốt dừa nên rất dễ bị hư nếu để trong môi trường nóng thì sẽ ảnh hưởng đến chất lượng của bánh. 

Không những ăn không ngon mà còn có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của người sử dụng đấy nhé. Bạn cần phải lưu tâm hơn đến vấn đề này. Và khi cất giữ trong tủ lạnh thì cũng phải đậy kín nắp không để không khí tiếp xúc trực tiếp với bánh.

Kết luận 

Là món ăn dân gian quen thuộc được ưa chuộng ở khắp mọi miền đất nước. Bánh đúc mặn cũng rất dễ thực hiện với những nguyên liệu tương đối đơn giản. Đừng quên lưu lại công thức và thử nghiệm ngay nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *