Bún thang nổi tiếng từ rất lâu với danh xưng là một trong hàng top những món ngon ở Hà Nội, mà du khách cũng như người dân khi đi du lịch đến đây, phải trải nghiệm cho bản thân mình một lần trong đời. Nước dùng đậm vị, thơm nồng đã đủ khiến cho thực khách du lịch chốn thủ đô ăn vào là nhớ mãi và giành vị trí số 1 trong tâm.
Tìm hiểu sâu về món bún thang nổi tiếng
Bún thang là món ăn mang hương vị đặc trưng ẩm thực Hà Nội, món bún thang này rất đặc biệt ở chỗ nó sử dụng hơn 20 loại nguyên liệu tươi ngon khác nhau, được nêm nếm chế biến một cách công phu và tỉ mỉ để có thể tạo nên món ăn đậm vị văn hóa vùng miền.
Từ bao đời nay, ẩm thực Hà Nội luôn ghi dấu bởi sự tinh tế cả trong cách chế biến, thưởng thức lẫn tấm lòng của kẻ trao – người nhận. Như phở, món ăn được xem như quốc bảo có mặt ở khắp Việt Nam nhưng chỉ có phở ở Hà Nội mới được đánh giá là ngon nhất. Ngoài phở, sẽ là điều thiếu sót nếu không nhắc đến món bún thang.
Được lưu truyền rằng, món ngon này có nguồn gốc từ Tràng An nhưng lại gắn bó mật thiết với nét ẩm thực xứ Hà Thành. Nếu đến với thủ đô, du khách sẽ được người dân bản địa ở đây đề xuất món bún thang là phần ăn nên thử nhất tại nơi này.
Ngày nay, mặc dù đã không còn mang đầy đủ những nguyên vật liệu truyền thống như bao thế hệ trước nhưng chúng vẫn luôn giữ cho mình hình tượng tao nhã, tinh tế bậc nhất của ẩm thực nơi Thủ đô được nhiều người trong giới sành ăn cũng như thực khách trong và ngoài nước ưa thích và lựa chọn để thưởng thức.
Tại sao lại được dân gian gọi là bún thang ?
Sở dĩ gọi là bún thang vì từ “thang” để chỉ nhiều thành phần nguyên liệu khác nhau cùng phối hợp lại, như một thang thuốc Đông y cổ truyền. Cũng có người cho rằng từ “ thang” trong Hán tự nghĩa là canh, có nghĩa là bún chan bởi canh. Do đó,nguồn gốc của nó có thể bắt nguồn từ món canh thang của người Hà Nội xưa.
Có thể giải thích nguồn gốc tên gọi của “bún thang” từ nhiều cách khác nhau, nhưng chỉ có một cụm từ có thể lột tả được hết khoái cảm mà muỗng nước dùng gợi lại nơi đầu lưỡi thực khách, đó là “Quá tuyệt vời!”.
Làm từ thực phẩm còn dư của ngày tết, nên bát bún đã mang trong mình mỗi thứ một chút. Vì thế, để nguyên liệu nấu bún trông hút mắt và đậm vị nhất, những người phụ nữ Hà Thành xưa đã mang đồ ăn ra thái nhỏ thành từng cọng. Nhờ vậy, bún thang rất đa dạng sắc màu, đa vị và chứa đựng tất cả sự kỳ công của người nấu.
Làm bún thang gồm những nguyên gì?
Một tô bún thang ngon sẽ phụ thuộc vào nguyên liệu được chọn có tươi ngon hay không. Đầu bếp chủ yếu cần phải nấu nồi nước dùng ngon bằng gà và xương ống. Còn lại là các nguyên liệu phụ thêm vào như chả lụa, trứng gà, hành tây, cà rốt, hành tím, ngò rí, ca la hầu,… và các loại gia vị nêm nếm thông thường có tại nhà .
Bún thang Hà Nội ngon ở hương vị, hấp dẫn nhất ở vẻ ngoài bắt mắt. Từng được ví von như một bông hoa ngũ sắc vì ở giữa bát là sợi trứng màu vàng sẫm, xung quanh là giò lụa, thịt gà trắng và da gà vàng ươm được xếp cạnh nhau, xen kẽ có nấm hương, ruốc tôm màu đỏ cam. Trên cùng là lớp hành, rải đều lát ớt đỏ đầy bắt mắt.
Là một món ăn lâu đời, đặc biệt từ cả tên gọi đến khâu chế biến. Xưa kia, những người nội trợ đã khéo léo tận dụng được những thực phẩm còn sót lại từ Tết nguyên đán, kết hợp lại và cho ra được thành một món ăn “mới toanh” vừa ngon, vừa bổ, vừa tiết kiệm được nhiều nguyên liệu.
Đơn giản nhưng rất kỳ công, đòi hỏi sự tận tâm tận lực, tỉ mỉ và công phu. Để tạo nên một bát bún thang ngon, người nấu cần đặt cái tâm của mình vào thành phẩm để không nhận lại bất kỳ lời bình phẩm nào không mang giá trị tốt xứng đáng với công sức mình đã bỏ ra và hoàn thiện món ăn này.
Thịt gà ngon và săn chắc
Vì là một phần không thể thiếu cho nước dùng ngon ngọt, đầu bếp phải luôn ưu tiên việc chọn thịt gà săn chắc từ bên ngoài lẫn bên trong thịt. Hương vị đặc trưng của gà sẽ giúp nước dùng thơm hơn và thấm đậm vị đặc trưng hơn bao giờ hết.
Đầu tiên, người nấu nên chọn mua gà có kích thích vừa phải nhất, lớp da mỏng, vàng ươm và lúc sờ vào sẽ cảm thấy khá là mịn tay và đặc biệt lớp da gà có độ đàn hồi tốt nhất.
Bên cạnh đó, người nấu bún thang nên chú ý nhiều nhất là vào phần thịt bên trong, gà sạch và tươi thì da gà sẽ có một màu trắng hồng rất tự nhiên, thịt săn chắc, và khi ngửi sẽ có một mùi thơm rất đặc trưng cho vị gà.
Nên tránh chọn một con gà có phần da bị sần sùi, phần thịt thì tái nhợt, nhiều chỗ trên thân gà xuất hiện những vết bầm tím, và có mùi tanh vì đây có thể là gà đã chết trước khi bị làm thịt.
Chọn xương ống ngon ngọt nhất
Nên lựa chọn xương ống có phần thịt nhiều nhất. Xương ống ngon để chế biến bún thang phải là loại có màu đỏ tươi, không bị tái nhợt, không có mùi hôi hay mùi lạ xuất hiện, độ to khoảng tầm 2 đến 3 đốt ngón tay. Lưu ý nên chọn phần xương to trung bình, phần tủy bên trong xương không bị thâm đen và bốc ra mùi hôi.
Cách nấu bún thang chuẩn vị của Thủ Đô xưa
Dân gian mỗi vùng miền có cách chế biến khác nhau để phù hợp với khẩu vị của người dân vùng miền đó. Tuy nhiên, chính thống nhất vẫn là công thức gia truyền của người bản điện Hà Thành. Và sau đây chính là các bước tạo nên món bún thang đúng bản gốc nhất, chỉ tốn khoảng từ 30-40 phút là hoàn thành.
Sơ chế và luộc gà, xương ống làm nước dùng
Để ½ con gà và 300gr xương ống đã được tuyển chọn mua về, rửa qua hỗn hợp cùng với nước muối hoặc là giấm ăn để có thể khử mùi hôi, sau đó đổ nước ra và để cho thật ráo.
Tiếp theo, cho phần thịt gà và xương ống vừa rửa vào luộc cùng với 1 muỗng cà phê tiêu còn hạt, 4 đến 5 củ hành tím đã được lột vỏ, và ½ muỗng nước mắm. Đem tất cả đi luộc khoảng 30 phút, sau khi thịt gà đã chín thì vớt ra rồi để cho nguội để dễ dàng xé sợi.
Sơ chế sá sùng, ca la thầu, chả lụa
Cho sá sùng vào tô và ngâm trong nước ấm khoảng 10 phút cho sá sùng thật mềm. Sau đó, khi đã mềm thì dùng kéo hoặc dao cắt bỏ đi hai đầu và sau đó cắt dọc thân thành các sợi dài. Rửa lại thêm một lần nữa cho sạch hết cát rồi cho vào nồi chiên không dầu (nếu có) nướng trong tầm 5 phút với nhiệt độ trung bình là 180 độ.
Chần ca la thầu sơ qua với nước sôi, vắt cho ráo nước, cắt thành các khúc nhỏ vừa ăn. Trứng gà sau khi rán thành một lớp mỏng trên chảo sẽ được đặt xuống và để nguội sau đó đem cắt thành sợi. Chả lụa và các nguyên liệu khác sau khi rửa cũng đem đi cắt sợi vì vốn dĩ đây chính là nét đặc biệt để nhận biết bún thang và các món ăn vùng miền nổi tiếng khác.
Nêm nếm sao cho vừa ăn, hoàn thiện
Việc nêm nếm trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết bởi vì bún thang lúc này đã ngon từ thịt ngọt từ xương vì dùng gà và xương ống để nấu nước dùng. Thế nên chỉ cần nêm thêm một ít đường, bột ngọt hay hạt nêm để hương vị phù hợp nhất với khẩu vị của mình hay gia đình mình, nhớ là thêm một chút tiêu để bát bún có vị thơm hơn nhé.
Vậy là đã hoàn thành món bún thang gây thương nhớ của Hà Nội với cách chế biến vô cùng đơn giản và tiện lợi. Khi nếm vào muỗng đầu tiên sẽ cảm nhận vị ngọt thanh đọng lại trên lưỡi từ nước hầm gà và xương ống, kết hợp cùng với các topping đặc sắc khác sẽ làm nên bát bún này khiến ai cũng phải “ mê đắm mê đuối” đấy.
Thưởng thức bún thang đúng cách, trọn vị
Thưởng thức món bún đúng cách góp một vai trò quan trọng trong việc định hình được độ ngon và hương vị tươi mới của bát bún . Bát bún này làm ra ngon từ người nấu nhưng du khách không biết ăn đúng cách cũng xem như là hỏng rồi.
Theo lưu truyền, người gốc Hà Nội khi ăn bún thang sẽ nhất định phải có bên cạnh chén mắm tôm. Chỉ dùng một lượng vừa phải với khẩu vị của bản thân, bát bún sẽ dậy lên được một mùi thơm thật là đặc biệt, đậm đà và hấp dẫn. Lưu ý đối với người không ăn được mắm tôm thì có thể dùng nước mắm để thay thế nhưng ít thôi.
Nếu có cơ hội thưởng thức, sẽ thấy rằng một loại gia vị đặt biệt làm cho bát bún trở nên khác với các loại bún gạo khác ở Việt Nam. Một thực khách đã từng đưa ra một lời bình rằng Việt Nam là nơi lưu truyền và tạo ra được những tinh hoa ẩm thực, những nét riêng mà khó kiếm ở bất kỳ nơi nào trên thế giới.
Thưởng thức bún thang được xem thưởng thức nghệ thuật mà người nấu chính là các nghệ sĩ. Đây là một tác phẩm nghệ thuật có âm thanh, có màu sắc và hương vị chứa đựng tấm chân tình của những người nội trợ những người đầu bếp luôn khéo léo và tỉ mỉ trong từng khâu chuẩn bị và chế biến.
Kết luận
Bún thang Hà Nội hấp dẫn được mọi người bởi sự cộng hưởng đầy đủ của hương, sắc, vị và cả âm thanh chế biến vui tai. Là tiếng củ cải giòn dai sựt sựt hòa quyện với trứng, chả sợi dẻo mềm khiến ai ai thưởng thức cũng đều phải nhớ mãi không thôi.