22 C
Vietnam
Chủ Nhật, Tháng Chín 8, 2024

Bánh tráng nướng Đà Lạt – Hương vị đặc trưng xứ sở sương mù

Có Thể Bạn Quan Tâm

Bánh tráng nướng Đà Lạt rất nổi tiếng vì độ giòn ngon, thơm nức mũi và đậm đà hương vị riêng biệt. Trời se rét, cắn một miếng bánh tráng thôi cũng đủ khiến chúng ta thấy ấm áp vô cùng. Cùng khám phá nét đẹp độc đáo của văn hóa ẩm thực này cũng như cách làm bánh tráng nướng như thế nào ngon nhất.

Bánh tráng nướng Đà Lạt ngon khó cưỡng

Bánh tráng nướng của Đà Lạt là một trong những món ăn tiêu biểu và độc đáo của ẩm thực đường phố Việt Nam. Bánh tráng nướng có nguồn gốc từ mảnh đất và đang dần phổ biến tại rất nhiều vùng miền khác trong cả nước. Bài viết sau đây sẽ cho chúng ta hiểu biết nhiều hơn về món bánh tráng nướng đặc biệt biệt này nhé.

Bánh tráng nướng ở Đà Lạt, món ăn độc đáo

Nếu có cơ hội đặt chân đến mảnh đất Đà Lạt, bạn không chỉ được thưởng thức không gian thơ mộng mà còn trải nghiệm vô số các món ăn hấp dẫn truyền thống ở nơi đây. Đây chính là điều mà bất cứ du khách nào cũng có mong muốn được trải nghiệm.

Trong đó chúng ta khó lòng cưỡng lại sự hấp dẫn của món bánh tráng nướng ở Đà Lạt. Bánh tráng nước ban đầu chỉ là chiếc bánh tráng có nướng thêm với mỡ hành. Thế nhưng, do nhu cầu của du khách mà chiếc bánh tráng đã có thêm ruốc, thịt, trứng, phomai…

Nhiều du khách nước ngoài khi được thưởng thức bánh tráng nướng đều đánh giá đây chính là pizza của Việt Nam. Về hình thức thì một chiếc bánh tráng trong có rất nhiều điểm tương đồng với bánh pizza của nước ý. Điểm tương đồng trên bánh có rất nhiều loại topping khác nhau. Đà Lạt chính là quê hương của những chiếc bánh tráng nước thơm ngon hấp dẫn nhưng vô cùng giản dị này.

Bánh tráng nướng là món ăn độc đáo của người dân Đà Lạt
Bánh tráng nướng là món ăn độc đáo của người dân Đà Lạt

Nguyên liệu chế biến bánh đơn giản

Bánh tráng nướng tại thời điểm hiện tại đã được biến tấu thành rất nhiều loại khác nhau. Thế nhưng thông thường thì chiếc bánh tráng vẫn được làm từ những nguyên liệu đơn giản như trứng gà và trứng cút. Cùng với đó là tép khô, hành lá, bò gà khô hoặc ruốc khô. 

Mỗi chiếc bánh tráng đều có thể chế biến theo những cách khác nhau để cho phù hợp với khẩu vị của người ăn. Hiện nay, chiếc bánh tráng còn được thêm rất nhiều nguyên liệu đặc biệt khác như phô mai, pate, xúc xích, thị gà, tương ớt… 

Các bạn có thể nhận thấy thành phần của một chiếc bánh tráng nướng Đà Lạt tương đối đơn giản. Thế nhưng cách thức chế biến được một chiếc bánh tráng nướng còn đơn giản hơn rất nhiều. Khi chế biến bánh tráng nướng bạn cần chuẩn bị bánh tráng và đặt trên vỉ nướng than hồng. 

Sau đó bỏ trứng gà vào giữa đánh tơi cùng với tép khô, hành lá và dàn đều trên toàn bộ bề mặt của bánh. Tất cả nguyên liệu được làm chín trên một chiếc bánh tráng mỏng manh. Chi cần chút ít thời gian mà chiếc bánh đã vàng ruộm và bốc mùi lên thơm phức. Vậy là một chiếc bánh trang nướng mang đậm phong cách mảnh đất Đà Lạt.

Cách làm bánh tráng nướng Đà Lạt mỡ hành

Bánh tráng nướng chính là món ăn vặt đường phố rất thơm ngon. Món ăn này có thể thưởng thức bất cứ thời điểm nào trong ngày. Chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu cách thức làm bánh tráng nướng ở Đà Lạt thơm ngon chuẩn vị nhất sau đây nhé.

Nguyên liệu cần có làm bánh tráng nướng mỡ hành

Bạn có thể dễ dàng làm được một chiếc bánh tráng nướng Đà Lạt chuẩn vị. Trong những ngày mưa gió, không cần phải tìm kiếm đâu xa xôi, bạn chỉ cần chuẩn bị một ít nguyên liệu để làm nên một chiếc bánh tráng nướng đúng cách. Tự làm bánh tráng nướng và thưởng thức thành quả của mình là điều vô cùng hứng thú. Sau đây là những thông tin để làm ra chiếc bánh tráng nướng đúng phong cách Đà Lạt nhé.

Nguyên liệu làm bánh tráng nướng Đà Lạt cực dễ tìm
Nguyên liệu làm bánh tráng nướng Đà Lạt cực dễ tìm

Bánh tráng khô

Bạn có ý định làm bánh tráng nướng theo bất cứ phong cách nào thì nguyên liệu bánh tráng khô cũng không thể thay đổi. Bánh tráng khô rất dễ tìm kiếm ngoài chợ hay các cửa hàng siêu thị. Tùy vào số lượng bánh tráng bạn định làm mà chuẩn bị số lượng tương ứng. Thông thường chỉ cần từ 1 đến 2 bịch là được.

Hiện nay có rất nhiều loại bánh tráng khác nhau, bạn cũng nên chú ý chọn loại bánh có mùi thơm nhẹ và đặc biệt không có vị chua. Khi sờ thử thì có độ mịn, dẻo mà không bị giòn. Tránh chọn các loại bánh quá mỏng và không đều khổ. Loại bánh này khi nướng sẽ có mùi thơm đặc trưng và không bị rách khi cho các nguyên liệu để nướng.

Trứng chim cút

Bạn có thể chuẩn bị số lượng chim cút theo số bánh tráng định làm. Thông thường thì 1 bánh tráng nướng sẽ tương ứng với 1 quả trứng cút. Thế nhưng bạn cũng có thể cho thêm 2 quả trứng cút vào để chiếc bánh hấp dẫn hơn. Vì vậy mà số trứng cút bạn dễ dàng ước lượng theo số bánh tráng nướng mà bạn làm.

Xúc xích làm bánh tráng nướng Đà Lạt

Xúc xích có nhiều loại, thế nhưng bạn hoàn toàn có thể sử dụng loại xúc xích ăn liền hoặc xúc xích tươi. Số lượng xúc xích cần chuẩn bị là khoảng từ 5 đến 10 cái. Tùy vào lượng bánh tráng mà bạn định làm.

Ngô ngọt non

Ngô ngọt non là nguyên liệu không thể thiếu khi làm bánh tráng. Số lượng ngô ngọt cần sử dụng là từ 200g đến 400g. Bạn có thể lựa chọn phần ngô đã tách hạt từ trước. Điểm cần lưu ý là bạn cố gắng chọn loại ngô càng non càng tốt.

Thịt ức gà

Thịt ức gà là phần thịt thơm ngon nhất của con gà và đặc biệt rất ngọt, mềm nên khá phù hợp sử dụng làm nguyên liệu bánh tráng nướng. Bạn khi lấy thịt gà cần loại bỏ hết da và sụn gà, chỉ để lại phần thịt gà. Số lượng thịt gà bạn cần chuẩn bị trong khoảng từ 200 đến 300g. Ngoài ra bạn cũng có thể thay thịt ức gà bằng bò khô, ruốc thịt gà, ruốc thịt lợn hoặc chà bông…

Sự kết hợp khéo léo giúp bánh tráng nướng Đà Lạt thêm thơm ngon
Sự kết hợp khéo léo giúp bánh tráng nướng Đà Lạt thêm thơm ngon

Nguyên liệu gia vị

Để chiếc bánh tráng nướng Đà Lạt ngon đúng vị, bạn cần bổ sung thêm các loại gia vị khác như hành lá, sa tế, bột ớt, tương ớt, sốt mayonnaise hoặc sốt bơ thực vật.

Các bước làm bánh tráng nướng mỡ hành

Bước 1: Sử dụng xúc xích tươi thì bạn cần rán hoặc hấp chín trước khi thái thành những miếng nhỏ. Còn đối với xúc xích ăn liền thì bạn chỉ cần thái miếng như bình thường.

Bước 2: Thịt ức gà bạn rửa sạch, loại bỏ xương, sụn và da gà sau đó hấp chín. Khi gà đã chín, bạn chỉ cần xé sợi thành từng miếng nhỏ theo thớ. Trong quá trình hấp bạn nên thêm vào vài lát gừng và sả để thịt gà được thơm ngon hơn.

Bước 3: Hành tím bóc vỏ thái thành từng lát mỏng và phi vàng thơm hết mức có thể. Sau đó vớt ra ngoài để cho ráo dầu. Hành lá cũng dùng dao thất ắc thái cho nhỏ.

Bước 4: Chuẩn bị bếp than hồng và cho bánh tráng lên vỉ nướng cho đến khi chín vừa tới. Bạn dùng một chiếc chổi nhỏ phết lên trên một phần mỡ hành và một lớp sa tế. Sau đó bạn đập khoảng 2 quả trứng cút, dùng đũa ngoáy đều và phết lên toàn bộ bề mặt của bánh.

Khi bề mặt bánh tráng đã được phủ kín thì bạn cho thêm các nguyên liệu khác như ngô non,xúc xích, thịt gà hoặc bò khô lên và nướng cho đến khi chín. Rắc lên một ít hành lá và gấp đôi bánh lại, nướng thêm một chút là có thể thưởng thức. Bạn đã hoàn thành xong một chiếc bánh tráng nướng Đà Lạt chuẩn vị.

Hướng dẫn làm bánh tráng nướng ngon như ở Đà Lạt
Hướng dẫn làm bánh tráng nướng ngon như ở Đà Lạt

Hướng dẫn làm bánh tráng nướng mắm ruốc

Nguyên liệu các bạn cần chuẩn bị cũng khá đơn giản và cách làm không mất nhiều thời gian.

Nguyên liệu cần có

Sau khi đã có đủ nguyên liệu cần thiết bên dưới, bạn mới có thể bắt tay vào làm bánh tráng nướng theo đúng hương vị mắm ruốc đặc trưng:

  • Tôm khô: 50gr.
  • Mắm ruốc: khoảng 5 thìa nhỏ
  • Thịt nạc xay hoặc thịt gà xé: 100gr.
  • Tỏi: 4 nhánh tỏi nhỏ.
  • Hành lá, hành tím, sả mỗi loại 50 gr.

Các bước làm bánh tráng nướng mắm ruốc

Bước 1: Đầu tiên bạn cần sơ chế qua tôm khô, ngâm vào nước ấm trong 10 phút rửa sạch và để cho ráo nước. Hành lá rửa và thái nhỏ, sả đập dập và băm nhỏ hành tím cũng tương tự.

Bước 2: Cho 2 thìa dầu vào chảo nóng phi thơm hành và sả cùng lúc cho đến thơm rồi cho toàn bộ mắm ruốc vào đảo liên tục 2 đến 3 phút. 

Bước 3: Đối với tôm khô bạn cũng rang tới chín với hỗn hợp tỏi đã được phi thơm. Rang tôm đến khi có màu vàng thì cho hết vào máy xay nhỏ.

Bước 4: Tiếp tục phi thơm hành tím và rang thịt băm, bạn có thể cho thêm bột canh, bột ngọt cho vừa ăn. Khi thịt gần chín cho thêm hành lá thái nhỏ và cho ra một đĩa riêng.

Bước 5: Bước cuối cùng, chúng ta cần có một bếp than hồng, cho bánh tráng lên và phủ một lớp mỡ hành. Thời điểm bánh gần chín thì đập trứng cút và phết đều toàn bộ bề mặt. Sau đó cho thịt băm, mắm ruốc và tôm khô xay vào bánh tráng. 

Phết đều cho đến khi chín giòn đều thì rắc thêm ít hành lá và gấp đôi chiếc bánh lại. Như vậy bạn đã có được một chiếc bánh tráng nướng theo kiểu mắm ruốc thơm ngon.

Bánh tráng nướng Đà Lạt giá bao nhiêu?

Mỗi một chiếc bánh tráng nướng ở vùng đất Đà lạt sẽ được bán với mức giá dao động từ 15.000 đồng đến 30.000 đồng một chiếc. Nếu như các bạn có yêu cầu đặc biệt với nhân bánh thì mức giá này có thể tăng hoặc giảm.

Nếu bạn muốn tự mình mua bánh tráng về chế biến tại nhà thì có thể tham khảo mức giá cho mỗi một kilogam bánh khoảng 50.000 đồng. Chúng ta cũng có thể mua với số lượng ít hơn nếu như có ít người ăn.

Giá bán bánh tráng nướng Đà Lạt không hề đắt
Giá bán bánh tráng nướng Đà Lạt không hề đắt

Địa chỉ bán bánh tráng nướng Đà Lạt chuẩn nhất

Chúng ta đều thấy làm bánh tráng nướng vô cùng đơn giản. Thế nhưng có điều kiện lên Đà Lạt thì bạn hãy thưởng thức món ăn này tại đây theo chuẩn vị nhất. Sau đây là một số địa chỉ bán bánh tráng nướng chuẩn vị nhất.

  • Bánh tráng nướng Bà Khùng, quán nằm tại số nhà 61, đường Nguyễn Văn Trỗi.
  • Bánh tráng nướng ở số nhà 112, đường Nguyễn Văn Trỗi.
  • Bánh tráng nướng Nhà Chung.
  • Bánh tráng nướng Dì Đinh, quán nằm tại số 26 Hoàng Diệu.

Kết luận

Chúng ta đã vừa tìm hiểu những thông tin liên quan đến bánh tráng nướng Đà Lạt. Đây chính là thức ăn vặt đường phố chuẩn vị thơm ngon và giữ được những nét riêng của mảnh đất cao nguyên Đà Lạt. Hãy tới mảnh đất này để thưởng thức những chiếc bánh tráng hấp dẫn nhất nhé

- Advertisement -

Cùng chủ đề

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

- Advertisement -

Bài viết mới nhất